Bạn có biết mọi độ tuổi đều có thể thiếu hụt nội tiết tố Estrogen?
Thiếu hụt estrogen có thể xảy ra với phụ nữ ở bất cứ lứa tuổi nào, tuy nhiên, người phụ nữ dễ thiếu hụt estrogen ở 3 giai đoạn sau:
Tuổi dậy thì
Đánh dấu tuổi dậy thì bằng sự xuất hiện kinh nguyệt. Nội tiết tố estrogen là chất xúc tác giúp các cô gái lớn phổng phao và tạo nên sự nữ tính (đường cong gợi cảm hơn, ngực nở nang, eo thon da dẻ mềm mại, trắng trẻo,…), phát triển và hoàn thiện các cơ quan sinh dục, sinh sản, tuy nhiên do cơ thể phát triển nhanh có thể lượng estrogen không đáp ứng đủ, và thường giai đoạn này lượng nội tiết tố chưa ổn định, dẫn đến thiếu nội tiết tố nữ estrogen. Trong trường hợp lượng estrogen thiếu hụt trầm trọng có thể khiến ngực không phát triển, rối loạn kinh nguyệt và mụn trứng cá xuất hiện trên da mặt.
uổi dậy thì vẫn có thể thiếu hụt estrogen
Tuổi sinh sản
Theo thống kê, có hơn 20% nữ giới bị vô sinh do thiếu nội tiết tố nữ estrogen. Cụ thể, ở giai đoạn sinh sản, nội tiết tố estrogen rất cần thiết trong quá trình phát triển của trứng và rụng trứng. Việc thiếu estrogen ảnh hưởng trực tiếp đến thiên chức làm mẹ, làm vợ của chị em.
Giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh
Giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh (45-55 tuổi) xảy ra như một quy luật của tự nhiên mà không người phụ nữ nào trốn chạy được. Sự lão hóa của các cơ quan sinh sản như buồng trứng, tử cung là căn nguyên dẫn đến thiếu nội tiết tố nữ estrogen. Ở giai đoạn thiếu estrogen gây ra hàng loạt các rối loạn sinh lý, làm suy giảm hệ miễn dịch và sức khỏe phụ nữ.
Nguyên nhân gây thiếu hụt estrogen
Mức độ estrogen ở mỗi người khác nhau vì nhiều lý do. Bất kỳ tác nhân nào ảnh hưởng hoặc làm thay đổi buồng trứng đều làm giảm nồng độ estrogen trong cơ thể, cụ thể:
Tuổi tác
Do di truyền
Do sinh nở
Do căng thẳng thường xuyên
Do chế độ ăn thiếu chất béo
Sử dụng nhiều thuốc tránh thai khẩn cấp
Thường xuyên tiếp xúc, dung nạp chất độc hại
Do cắt buồng trứng
Thường chúng ta không thể chặn đứng được nguy cơ gây thiếu hụt estrogen tuy nhiên, nếu nắm được căn nguyên gây ra bạn hoàn toàn có thể phòng tránh và tìm cho mình giải pháp cải thiện nồng độ estrogen tốt nhất.
Tham Khảo
Ăn thực phẩm gì để bổ sung nội tiết tố nữ
Thuốc bổ sung nội tiết tố: Sử dụng sao cho đúng?
Nội tiết tố nữ là gì? Cách cân bằng nội tiết tố nữ trong cơ thể
Biểu hiện cho thấy cơ thể đang bị thiếu hụt estrogen
Lắng nghe “tiếng nói” phát ra từ cơ thể khi gặp vấn đề nào đó là việc làm cần thiết để kịp thời điều chỉnh và tìm giải pháp tốt nhất. Cũng vậy, dấu hiệu thiếu estrogen được cơ thể phát tán tín hiệu, cụ thể:
Về toàn thân
Biểu hiện thiếu estrogen toàn thân gồm:
Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, thống kinh (đau bụng kinh), vô kinh có thể dẫn đến mãn kinh sớm.
Các tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn hoạt động kém nên lông tóc khô, xơ giòn, dễ gãy, rụng tóc.
Thiếu hụt estrogen khiến rối loạn vận mạch gây bốc hỏa, đổ mồ hôi vào ban đêm.
Suy giảm trí nhớ, căng thẳng mệt mỏi, dễ cáu gắt, dễ tự ái và tự ti về bản thân.
Tăng nguy cơ loãng xương, xốp xương, mắc các bệnh lý về tim.
Kinh nguyệt không đều là dấu hiệu thiếu estrogen dễ nhận biết
Về tình dục
Giảm hoặc không có ham muốn tình dục, khô âm đạo, âm đạo teo dần, dễ viêm nhiễm.
Quan hệ đau rát, khó hoặc không đạt khoái cảm khiến chị em không còn hứng thú với chuyện chăn gối hoặc có chăng chỉ là cố gắng chiều chồng chứ bản thân không hề muốn, điều này làm cho tình cảm và hôn nhân đứng trên bờ vực rạn nứt.
iảm ham muốn tình dục, sợ gần gũi chồng có thể bạn đã thiếu hụt estrogen
Về da và ngoại hình
Thay đổi da và ngoại hình là một dấu hiệu thiếu estrogen điển hình.
Cụ thể khi estrogen suy giảm, làm rối loạn và giảm các tổ chức mỡ dưới da, da trở nên khô, mất độ đàn hồi tự nhiên, xuất hiện các nếp nhăn và chảy xệ.
Ngoài ra, các “đợt sóng” của nám, sạm da, đồi mồi, tàn nhang cũng ào ạt xuất hiện. Thiếu mất lớp mỡ dưới da khiến vòng 1 chảy xệ và không còn săn chắc. Những lớp mỡ dày cộm đáng ghét tập trung nhiều ở vùng eo, bụng, đùi khiến cơ thể trở nên xồ xề và tăng cân khó kiểm soát.
Da nhăn nheo, chảy xệ sớm cẩn thận bạn có thể thiếu hụt estrogen
Bạn có biết có đến 85% phụ nữ thay đổi cân nặng vì thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen?
Những con số về cân nặng từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh lớn nhất của chị em phụ nữ chúng ta. Theo các nhà nghiên cứu, estrogen là một trong những nhóm nội tiết tố có vai trò kiểm soát cân nặng và lượng chất béo dự trữ. Một khi thiếu estrogen có thể gây tăng cân khiến cơ thể tích trữ mỡ và phá vỡ các khối cơ, đặc biệt mỡ tiến hành cuộc “hành quân” lớn đến hông và đùi.
Thiếu hụt estrogen cứ bù là sẽ ổn?
ThS. Đinh Thị Hiền Lê, khoa Phụ Sản – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chia sẻ: "Những phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh (khoảng 45 - 55 tuổi), buồng trứng sẽ bị teo, không còn khả năng tiết ra estrogen. Cơ thể bị thiếu hụt estrogen sẽ làm người phụ nữ dễ nóng giận vô cớ (bốc hỏa) hoặc rơi vào trầm cảm; âm đạo, âm hộ bị khô, teo nhỏ; tóc khô, da khô, nhám; đi tiểu nhiều lần, tiểu gắt, tiểu khó; rối loạn giấc ngủ; đổ mồ hôi trộm; ngực nhỏ đi nhưng eo, mông, bụng sẽ mập ra… Bổ sung estrogen sẽ cải thiện được những triệu chứng trên.
Tuy nhiên, tùy tiện bổ sung estrogen làm gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, huyết khối, ung thư vú, quá sản niêm mạc tử cung, ung thư niêm mạc tử cung và không ngừa được sự sút giảm trí nhớ, trái lại còn làm tăng nguy cơ mất trí nhớ.
Ngoài ra, estrogen có nguồn gốc từ thực vật không thể thay thế estrogen do cơ thể sản sinh, khi đưa vào cơ thể một số người có thể sẽ biến đổi cấu trúc phân tử, bổ sung chỉ lãng phí nên không có chuyện chữa được vô sinh. Còn estrogen hóa dược, nếu lạm dụng thì khả năng bị mất cân bằng hoặc quá liều estrogen “ảo” rất cao, khi quá liều sẽ tác động lên trục hạ đồi - tuyến yên và buồng trứng làm giảm lượng progesterone hoặc khiến không sản sinh ra estrogen nữa, dẫn đến thiếu hụt estrogen nội sinh ngày càng trầm trọng hơn.
Việc chỉ lưu ý đến estrogen là chưa đủ vì sức khỏe toàn diện của phụ nữ chi phối bởi 3 loại nội tiết tố quan trọng là estrogen, progesterone và testosterone. Xu hướng hiện nay là kích thích cơ thể tự cân chỉnh nội tiết tố nội sinh đúng và đủ theo nhu cầu cơ thể để vừa có lợi ích sức khỏe, vừa không bị quá liều gây tác dụng phụ."
Sai lầm lớn và cũng thường gặp nhất ở nhiều chị em phụ nữ từ tuổi 35, 40 là chỉ chăm chăm lo mình bị thiếu hụt estrogen, với các biểu hiện điển hình như da nhăn nheo, chảy xệ… Thật ra, cơ thể phụ nữ bước vào độ tuổi này thường phải đối mặt với rất nhiều triệu chứng bất ổn, về cả sức khỏe, sắc đẹp và đời sống sinh lý. Và nguyên nhân chính là do sự sụt giảm của nhiều loại hormone, trong đó quan trọng là estrogen, progesterone và testosterone, chứ không phải chỉ riêng estrogen như nhiều chị em lầm tưởng.
- Estrogen: Thúc đẩy sự phát dục của cơ quan sinh dục nữ và giữ gìn những đặc trưng của nữ giới. Phụ nữ trông duyên dáng và quyến rũ hơn cũng là nhờ sự có mặt của loại hormone này.
- Progesterone: Có lợi cho quá trình biến đổi sinh lý trong cơ thể phụ nữ, đặc biệt khi mang thai. Trong thời gian thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sẽ sản sinh nhiều progesterone để duy trì lớp nội mạc tử cung giúp trứng làm tổ dễ dàng, làm giãn cơ tử cung và phòng ngừa cơn co tử cung.
- Testosterone: Giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe tình dục của nữ giới. Testosterone kích thích ham muốn, duy trì sự hưng phấn và làm tăng sự thỏa mãn. Ngoài ra, testosterone cũng giúp phụ nữ duy trì mật độ xương, khối lượng cơ và mức năng lượng khỏe mạnh.
Việc cân chỉnh toàn bộ “hệ trục vàng” giúp quá trình sản xuất các nội tiết tố diễn ra nhịp nhàng, trơn tru giúp chị em tự tin tỏa sáng
Một khi bộ ba nội tiết tố nói trên suy giảm sẽ kéo theo vô số các triệu chứng: làn da xuất hiện nếp nhăn, các vết khô sạm, tăng cân, khó ngủ, bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, mệt mỏi, sức khỏe giảm sút, đặc biệt đời sống sinh lý trục trặc do giảm ham muốn, âm đạo bị “khô hạn” ,…. Tất cả “sóng gió” này làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, chất lượng sống và cả hạnh phúc gia đình của chị em.
Nhiều chị em lầm tưởng tuổi tác chỉ gây thiếu hụt estrogen nên gấp rút bổ sung estrogen bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học, sự suy yếu của hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng trong cơ thể phụ nữ - vốn thường bắt đầu từ tuổi 30, còn kéo theo giảm sản xuất progesterone, testosterone và nhiều loại hormone khác (GnRH, FSH, LH…).
Hơn nữa, mức độ suy giảm của mỗi loại nội tiết tố là khác nhau, rất khó nhận biết hormone nào đang thiếu hụt (estrogen, progesterone hay testosterone) và thiếu hụt bao nhiêu. Vì vậy, chỉ bổ sung estrogen hay bất kỳ nội tiết tố đơn lẻ nào cũng là thiếu sót, chưa kể còn gây tác dụng phụ, mang đến nhiều hệ lụy sức khỏe, ví dụ như tăng nguy cơ ung thư vú, huyết khối và ung thư nội mạc tử cung từ 5-8 lần.
Sức khỏe, sinh lý của người phụ nữ do sự hoạt động của hệ trục quyết định. Vì thế, khi hệ trục suy yếu kéo theo bộ 3 nội tiết tố nữ sụt giảm, phụ nữ không thể chỉ bổ sung một hoặc hai loại nội tiết tố nào, mà cần cân chỉnh lại toàn bộ “hệ trục chỉ huy” não bộ - tuyến yên - buồng trứng, giúp hệ trục hoạt động tốt. Cân chỉnh toàn bộ hệ trục giúp quá trình sản xuất các nội tiết tố diễn ra nhịp nhàng, trơn tru hơn.
Gần đây, một loại thảo dược quý sinh trưởng từ vùng núi cao Nam Mỹ có tên Lepidium Meyenii với nhiều sterol quý đã được các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu chứng minh có tác dụng giúp hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng hoạt động hiệu quả. Từ đó, bộ 3 nội tiết tố nữ được sản xuất đúng và đủ theo nhu cầu của cơ thể, giúp chị em giảm các triệu chứng tiền mãn kinh như làn da nhăn khô sạm, bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, mất ngủ, cáu gắt, giảm ham muốn, “khô hạn”, duy trì tốt sức khỏe, sắc đẹp và đời sống sinh lý viên mãn lâu dài.
Sản phẩm được hàng ngàn chị em phụ nữ tin dùng không chỉ bởi thành phần chính là Lepidium Meyenii giúp hệ trục vàng ổn định mà Sâm Angela Gold còn chứa các tinh chất chuyên biệt dành cho da P.Leucotomos, cùng các thảo dược quý khác như Black Cohosh, Muira Puama, Dong Quai, Damiana Leaf, Ginkgo Biloba, Peptan F, … sự kết hợp hoàn hảo này tạo nên sự bất ngờ cho làn da.
Trầm cảm sau sinh - nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Xem tiếp